Bùi Xuân Phái
1920-1988
Là một trong những nghệ sĩ thuộc giai đoạn chuyển tiếp giữa thời kỳ hiện đại và đương đại với các tác phẩm được săn đón ngay sau khi phong trào Đổi Mới bắt đầu vào thập niên 1980, Bùi Xuân Phái được biết đến với những bức tranh vẽ phố cổ Hà Nội theo cách bài bản như một nghi lễ.
Đầu những năm 1950, sau khi quay trở về thành phố Hà Nội, quê nhà của ông, từ phong trào Kháng chiến, Bùi Xuân Phái bắt đầu vẽ đường phố Hà Nội hàng ngày. Ông sẽ dạo quanh các con đường trong khu vực phố cổ, quan sát từng chi tiết của cảnh quan thành phố và tâm trạng con người. Các tác phẩm của ông khắc hoạ không chỉ quang cảnh đô thị Hà Nội, mà còn là những tấm hình mang theo ký ức chung của người Hà Nội về một thời chiến tranh.
Sinh ra vào năm 1920 tại Hà Nội, Bùi Xuân Phái lớn lên trong lòng phố cổ, cũng chính là nơi ông sinh sống và mở xưởng sau này. Ông đã bộc lộ tố chất nghệ thuật từ rất sớm. Trước khi theo học tại Đại học Mỹ thuật Đông Dương (École des Beaux-Arts de l’Indochine) vào năm 1941, danh hoạ đã được mời tham dự trưng bày tranh tại Tokyo, và bán được bức tranh đầu tiên trong sự nghiệp.
Giữa những năm 1950 và 1980, xưởng vẽ của Bùi Xuân Phái luôn là địa điểm họp mặt của bạn bè và gia đình, những người ngưỡng mộ trí tuệ và sự năng nổ của ông. Thế hệ sau này gọi ông với cái tên “Chú Phái. Nam hoạ sĩ sẽ phác hoạ chân dụng, biếm hoạ bạn bè và gia đình, rồi tặng chúng làm quà.
Ngày nay, Bùi Xuân Phái được coi là một trong bốn trụ cột của Mỹ thuật Hiện đại Việt Nam, bên cạnh các nghệ sĩ như Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng và Dương Bích Liên.