Qua những vùng đất
Phạm Hà Ninh

AUTHOR
Phi Trang
18 Tháng 09, 2024
Phạm Hà Ninh (sinh năm 1991) là nghệ sĩ và nhà giáo dục nghệ thuật đến từ Hà Nội, Việt Nam. Từ năm 2017, Hà Ninh đã thực hiện một dự án nghệ thuật dài hạn mang tên My Land, trong đó anh đã tạo ra một thế giới không tương ứng với bất kỳ nền văn hóa nào trong lịch sử loài người. Dự án này bao gồm các bản vẽ, tác phẩm điêu khắc, bài viết, và trò chơi điện tử đại diện cho những bản đồ, vật thể, câu chuyện và sản phẩm văn hóa của lãnh thổ tưởng tượng đó. Tất cả đều có những logic, ngôn ngữ và vũ trụ học riêng để định nghĩa cho chính nó. Lãnh thổ này là hư cấu, nhưng bằng cách tự mình tạo ra chúng, Hà Ninh muốn xem bản thân có thể đi xa đến đâu trong việc thuyết phục mọi người rằng lãnh thổ này thực sự tồn tại.

Trước khi đặt chân tới My Land, Hà Ninh cũng đã từng đi qua các “vùng đất” mà đối với anh là những cột mốc quan trọng giúp anh tìm thấy lãnh thổ hiện tại. Anh đã có gần 8 năm được học về kỹ thuật vẽ bởi thầy La Thành - một hoạ sĩ vẽ tranh cổ động và là cha của nghệ sĩ biểu diễn Thị Diệu Hà. Người thầy đầu tiên ấy đã cho Hà Ninh một nền tảng đủ lớn để giúp anh dễ dàng tiếp cận với nghệ thuật hơn và nắm được kỹ thuật vững chắc trong quá trình theo học và tốt nghiệp bậc cử nhân tại Đại học Mỹ thuật Việt Nam năm 2014.
Hà Ninh sau đó theo học tại Học viện Mỹ thuật bang Pennsylvania và tốt nghiệp vào năm 2018. Tại Mỹ, Hà Ninh chưa được tiếp cận nhiều với loại hình Nghệ thuật Đương đại, cộng thêm bối cảnh chính trị phức tạp tại Mỹ và việc phải luôn xác định lập trường của mình theo một chủ trương chính trị nhất định khiến anh cảm thấy ngột ngạt. Do đó My Land là vũ trụ anh tạo ra để lấy lại sự tĩnh tại, an ủi tại nơi xa xứ với những định nghĩa, luật lệ riêng mà không ai có thể tác động hay dịch chuyển được.
Với quyết định du học ở Mỹ, sự tự tin và góc nhìn của Hà Ninh về nghệ thuật được phát triển mạnh mẽ. Trải nghiệm này cũng định hình rõ nét hơn những giá trị mà anh mong muốn đạt được trong quá trình làm nghệ thuật và đóng góp cho cộng đồng.
Sau khi trở lại Việt Nam, Hà Ninh được đại diện bởi A+ Works of Art - phòng tranh trưng bày nghệ thuật đương đại tại Malaysia. Anh cũng tích cực tham gia vào nghệ thuật trong khu vực với sự hỗ trợ của phòng trưng bày. Các triển lãm cá nhân đáng chú ý là Cheats Codes (2019) giám tuyển bởi Passenger Pigeon Press tại FRONT Art Space, Hoa Kỳ. Institute of Distance (2021) giám tuyển bởi Michael Lee tại S.E.A Focus, Singapore và Recursive Fables (2022) giám tuyển bởi Vân Đỗ at A+ Works of Art tại Kuala Lumpur, Malaysia.
Hiện tại bên cạnh những hoạt động nghệ thuật cá nhân, Hà Ninh là giảng viên khoa Thiết kế Ứng dụng Sáng tạo tại Đại học RMIT Việt Nam. Tại ngôi trường này, anh cũng đang tham gia một chương trình đào tạo tiến sĩ với dự án/ đồ án có tên là Metaphysical Cartography for the Future, dự án này giúp mang lại hình dung về một tương lai mà các nghệ sĩ địa phương đạt được sự độc lập trong hệ tư tưởng. Đồng thời Hà Ninh cũng đóng góp cho cộng đồng nghệ thuật với cương vị là thành viên hội đồng giám tuyển tại Á Space và góp mặt trong các buổi trao đổi, chia sẻ về thực hành sáng tạo tại Việt Nam.
Nghệ thuật của Hà Ninh luôn cuốn hút người xem bởi những chi tiết và sự tỉ mỉ tới mê hoặc. Đối với Mothermap - một bản đồ về không gian giúp tiếp cận tới My Land, kỹ thuật đánh chì và quy luật màu sắc anh chọn lần lượt nói lên sự nhất quán trong quá trình sáng tác và phương thức anh thể hiện sự thay đổi ý niệm mới hoặc giữ nguyên ý niệm cũ trong thực hành của mình.

Cuộc trao đổi sau đây được thực hiện bởi VAC vào tháng 8 năm 2024 sau khi kết thúc dự án Đêm Trắng của hoạ sĩ Trịnh Cẩm Nhi tại Hà Nội, Việt Nam. Phạm Hà Ninh là nghệ sĩ hợp tác cùng Nhi trong tác phẩm Hanoi, 06 2024 như một phần của chương trình lưu trú VAC.
Hanoi, 06 2024 là một dự án thử nghiệm đã được nhen nhóm từ trước bởi hai nghệ sĩ Trịnh Cẩm Nhi và Phạm Hà Ninh. Trong quá trình thực hiện tác phẩm, hai người có một bản thoả thuận sẽ dùng tranh vẽ là phương thức trao đổi duy nhất và được gửi qua email cá nhân, không kèm bất kỳ nội dung hay chú thích nào. Hai người cũng quyết định sẽ viết thư cho nhau, những lá thư này sẽ không được gửi đi. Mỗi lá thư tương ứng với mốc thời gian sáng tác của mỗi bức vẽ. Nhi bắt đầu cuộc trao đổi bằng cách gửi bức vẽ đầu tiên vào ngày mùng 1 tháng 6, và Hà Ninh đáp lại bằng cách tiếp tục cuộc đối thoại và lặp lại như vậy cho đến ngày 30 tháng 6. Tất cả các bức vẽ đều được tạo trên giấy khổ A5, chất liệu tuỳ chọn theo ý muốn của mỗi nghệ sĩ. Khi một người gửi bức vẽ, người kia có 24 giờ để trả lời bằng một bức vẽ mới và tự ghi chép nội dung bức vẽ đó vào một lá thư. Sau khi hoàn thành, tác phẩm bao gồm 30 bức vẽ và 2 cuốn nhật ký ghi lại những lá thư chưa gửi đi.


VAC: Trịnh Cẩm Nhi cũng là một nghệ sĩ đón nhận nhiều ảnh hưởng từ hội hoạ phương Tây, cụ thể là Học viện Accademia di Belle Aarti Roma tại Ý. Liệu đây có phải là một yếu tố giúp hai người có nhiều điểm chung về góc nhìn và sự kết nối nghệ thuật trong lần hợp tác này?
Hà Ninh: Tôi và Nhí (tên gọi thân mật của hoạ sĩ Trịnh Cẩm Nhi) thực ra quen nhau từ lâu và chúng tôi có một hội có tên là “Gang of Seven” hoặc đôi khi là “Gang of Six” vì đôi khi có người ra người vào (*cười). Chúng tôi có cùng một lý tưởng và nỗi băn khoăn về cách biểu đạt trong Nghệ thuật Đương đại là làm thế nào để tranh vẽ không chỉ dành cho Nghệ thuật cổ Hiện đại, mà còn là diễn ngôn của Đương đại, nơi nghệ sĩ giao tiếp bằng hình mẫu, biểu tượng, ý niệm bằng chính bức vẽ. Chúng tôi có dự trù một show về “Work and Word” để nói về nỗi băn khoăn đấy nhưng mọi người chưa thống nhất. Do vậy, format của Hanoi, 06 2024 là dành riêng cho chương trình lưu trú đầu tiên của VAC.
Điều đã trở thành một quy tắc bất thành văn rằng các nghệ sĩ đương đại ngày nay là họ cần phải thông thạo không chỉ ngôn ngữ nghệ thuật mà còn cả các diễn ngôn phê bình. Những người tiên phong trong Nghệ thuật Đương đại cần biết cách điều hướng các diễn ngôn của trường phái này, đôi khi những phê bình trong nghệ thuật sẽ có ảnh hưởng lớn đến quá trình điều hướng đó. Tuy nhiên, Nhi và tôi cũng tin rằng ngôn ngữ dùng trong văn viết cũng quan trọng không kém. Đối với chúng tôi, Nghệ thuật Đương đại được định nghĩa bởi một thực tế rằng nó đang được sáng tạo ngay bây giờ, chứ không phải bởi các chủ đề, quy trình hoặc phương tiện cụ thể. Trong khi các yếu tố chính trị và xã hội thực sự có thể định hình Nghệ thuật Đương đại, hay các tổ chức có thể tìm kiếm những tác phẩm có thể thúc đẩy những thay đổi nhất định nào đó, thì việc cho nghệ thuật không gian để phát triển một cách tự nhiên cũng quan trọng không kém. Không phải tất cả nghệ thuật đều được tạo ra để khán giả "đọc" hoặc hiểu hoàn toàn.
So với Nhí, tôi sẽ thiên về ý niệm hơn là hình thức, còn Nhí thì rõ ràng có cảm giác mạnh mẽ về sự gắn bó với ngôn ngữ hội họa, một ngôn ngữ mà tôi cũng có thể 'nói', mặc dù có lẽ không trôi chảy bằng Nhí. Trong dự án này, chúng tôi giao tiếp hoàn toàn thông qua ngôn ngữ đó nhưng cách thể hiện sẽ khác nhau. Đôi khi, tôi phải tưởng tượng ra bối cảnh giao tiếp với Nhí dựa trên những gì tôi đã biết về Nhí. Mặc dù điều này không phải lúc nào cũng thành công, nhưng tôi tin rằng trong nghệ thuật, đôi khi sự hiểu sang một ý nghĩa khác cũng có thể trở thành một điều gì đó đẹp đẽ.
VAC: Những tác phẩm của anh Hà Ninh có chiều không gian và thời gian theo quy luật riêng mà anh đã đề ra và tuân thủ nó trong một thời gian dài. Khi kết hợp với những tác phẩm của Nhi, anh đã làm thế nào để bảo vệ cho những quy luật ấy không bị phá vỡ?
Hà Ninh: Đúng là tôi có một số quy luật trong thực hành của mình, nhưng tôi nghĩ Nhi cũng có những số quy luật riêng của em ấy, và khi hợp tác với nhau thì bọn tôi cần phải thỏa hiệp và thảo luận với nhau. Hầu hết các thỏa hiệp và thảo luận đều trong khuôn khổ thực hành nghệ thuật. Tôi nghĩ cả hai đều học được điều gì đó mới mẻ về bản thân sau dự án lần này.
Để giao tiếp với Nhi mà không sử dụng lời nói, những nét cọ của em ấy là điều mà tôi chú ý tới. Theo dõi thực hành của em ấy trong nhiều năm, tôi nhận ra rằng Nhi luôn biết cách truyền tải một ý nghĩa nào đó trong nét vẽ của mình. Bằng cách quan sát chúng cẩn thận, tôi có thể tưởng tượng ra ngữ cảnh mà em ấy đã tạo ra cho bức tranh.

VAC: Người xem có ấn tượng mạnh về lối viết và cách kể chuyện của hai người trong cuốn nhật ký. VAC nhận thấy Nhi thường là người thay đổi bố cục và dường như điều đó đã khiến anh “khá bực bội”. Anh đã tạo dựng câu chuyện của mình như thế nào để hồi âm Nhi?
Hà Ninh: Tôi thấy đây cũng là sự thú vị của “trò chơi” này, vì Nhi là người mở ra khởi đầu của thế giới này với một “quả trứng” và tôi sẽ đối ứng theo Nhi thay vì làm một điều gì đó mới.
Thật tốt khi mọi người phản hồi tích cực với dự án này; tôi đã khá ngạc nhiên. Tôi nghĩ điều thực sự xảy ra là tôi đã cố gắng nắm quyền kiểm soát trong khi đang loay hoay với việc truyền đạt những điều mà tôi muốn thể hiện ra. Đôi khi, tôi có thể trở thành một kẻ kiểm soát hơi dị! Tôi tin rằng “sự bực bội” của mình bắt nguồn từ vấn đề của riêng tôi hơn là từ những phản hồi của Nhi.
Sau này khi đọc cuốn nhật ký của cả hai, tôi thấy những phản hồi của chúng tôi khá là khớp nhau, không phải theo cách thực sự hiểu ý đồ của nhau mà là các phản hồi có liên quan và có ý nghĩa đến 80% chứ không bị “vô tri” (*cười).
VAC: Trong quá trình thực hiện Hanoi, 06 2024 có lần Nhi đã nói ra cảm nhận rằng nửa tháng đầu có vẻ như hai người khá hiểu ý nhau và phối hợp nhịp nhàng, càng về sau có vẻ có nhiều “khúc cua” và thay đổi bố cục hơn? Anh Hà Ninh có chung suy nghĩ này với Nhi?
Hà Ninh: Đúng là lúc đầu khi còn ít tranh thì chúng tôi còn kiểm soát được. Về sau càng nhiều tranh hơn và tôi không chắc Nhi đang phản hồi vào bức tranh nào nên tôi hơi bị mất phương hướng (*cười). Cộng thêm việc ngày nào cũng phải vẽ cũng là một yếu tố gây ức chế. Có khi không thể gửi được trước nửa đêm hôm đấy và phải đến 4-5h sáng hôm sau mới xong, không thể muộn hơn nếu không người kia sẽ phải chờ và đặc biệt là không được giục! Vì giục là “chữ” mà!
Đây cũng là một điều thú vị nữa vì trong đầu tôi có hai phiên bản Nhí, một Nhí vẫn nói chuyện với tôi hằng ngày về mọi chủ đề trong những bức thư chưa gửi, còn có một phiên bản Nhí để trao đổi về tranh.
VAC: VAC nhận thấy cộng đồng nghệ thuật Việt Nam luôn có sự nhạy cảm và nhạy bén riêng đầy hứa hẹn cho môi trường sáng tạo trong và ngoài nước, anh có đồng ý với nhận định này?
Hà Ninh: Đây là chủ đề mà tôi có thể nói mãi không ngừng. Đúng, tôi hoàn toàn đồng ý rằng chúng ta có một bản sắc nghệ thuật vững chắc để khiến chúng ta trở thành độc bản. Tôi cũng đồng ý rằng chúng ta xứng đáng có một vị thế tốt hơn nhiều trong thế giới nghệ thuật. Mặc dù tình hình hiện tại vẫn còn nhiều thách thức, nhưng mọi thứ đang thay đổi nhanh chóng. Tôi tin rằng viễn cảnh này đáng để đầu tư vào. Hãy cùng đồng hành và trở thành một phần trong tương lai của những người làm nghệ thuật tại Việt Nam!
VAC: Với tư cách là một nghệ sĩ khách mời trong dự án này, anh được chứng kiến kỳ lưu trú của nghệ sĩ Trịnh Cẩm Nhi. Anh có cảm nhận như thế nào về hướng đi của VAC thời điểm hiện tại? Điểm tương đồng và khác biệt của VAC so với những chương trình lưu trú mà anh được biết tới cũng như trải nghiệm qua?
Hà Ninh: Đối với tôi, VAC đang làm tốt trong việc hỗ trợ nghệ sĩ. Tôi có thể thấy một số điểm mạnh nổi bật của họ. VAC cung cấp đủ nguồn lực và có những sự kết nối rộng lớn dành cho nghệ sĩ. VAC biết cách lắng nghe và bước đầu thành công trong việc kết nối với nghệ sĩ.
Tại các chương trình nghệ sĩ lưu trú ở nước ngoài mà tôi có cơ hội trải nghiệm, họ thường xây dựng yếu tố cộng đồng rất tốt. Trong khi các chương trình lưu trú ở Đông Nam Á có xu hướng tập trung vào các nhóm nhỏ hơn hoặc các nghệ sĩ cá nhân, các chương trình ở Hoa Kỳ hoặc Châu Âu có thể bao gồm khoảng hai mươi nghệ sĩ hoặc thậm chí nhiều hơn. Những điểm lợi khi tham gia chương trình lưu trú là nghệ sĩ sẽ có được thời gian và tài nguyên thực hành sáng tạo, được va chạm với không gian văn hoá tại địa phương ấy và cuối cùng là có cho mình danh tiếng khi là một thành viên của cộng đồng lưu trú tại nơi đó.
Tôi tin rằng VAC có tiềm năng lớn để trở thành một phần không thể thiếu đối với nghệ thuật địa phương. Tôi hy vọng VAC sẽ xây dựng mối quan hệ gần gũi hơn với các nghệ sĩ bản địa và phát triển mảng giáo dục nghệ thuật cũng như mở rộng cộng đồng nghệ thuật tại Việt Nam.
VAC: Trong tương lai liệu các khán giả của VAC sẽ còn gặp lại anh Hà Ninh trong các vai trò khác ?
Hà Ninh: Tôi luôn thích đảm nhiệm nhiều vai trò khác nhau vì điều đó cho phép tôi phát triển. Bởi vậy câu trả lời là Có, họ chắc chắn có thể mong đợi trông thấy Hà Ninh ở những vị trí mới. Tuy nhiên, tôi cũng hy vọng mọi người sẽ cởi mở và hào phóng khi tôi khám phá những hướng đi mới này.
Chú thích hình ảnh (từ trên xuống):
Ảnh chân dung nghệ sĩ chụp bởi Dạ Miêu.
[Mothermap] v3, 1.35x17m, than chì và màu nước trên giấy, 2022.
[Hà Nội, 06 2024], màu nước trên giấy Dó và bút chì màu trên giấy, chụp bởi Cá Con, 2024.
Ảnh chụp Hà Ninh và Trịnh Cẩm Nhi, chụp bởi Cá Con, 2024.
Khách tham dự triển lãm White Night, chụp bởi thisischuw, 2024.
Phạm Hà Ninh (sinh năm 1991) là nghệ sĩ và nhà giáo dục nghệ thuật đến từ Hà Nội, Việt Nam. Từ năm 2017, Hà Ninh đã thực hiện một dự án nghệ thuật dài hạn mang tên My Land, trong đó anh đã tạo ra một thế giới không tương ứng với bất kỳ nền văn hóa nào trong lịch sử loài người. Dự án này bao gồm các bản vẽ, tác phẩm điêu khắc, bài viết, và trò chơi điện tử đại diện cho những bản đồ, vật thể, câu chuyện và sản phẩm văn hóa của lãnh thổ tưởng tượng đó. Tất cả đều có những logic, ngôn ngữ và vũ trụ học riêng để định nghĩa cho chính nó. Lãnh thổ này là hư cấu, nhưng bằng cách tự mình tạo ra chúng, Hà Ninh muốn xem bản thân có thể đi xa đến đâu trong việc thuyết phục mọi người rằng lãnh thổ này thực sự tồn tại.

Trước khi đặt chân tới My Land, Hà Ninh cũng đã từng đi qua các “vùng đất” mà đối với anh là những cột mốc quan trọng giúp anh tìm thấy lãnh thổ hiện tại. Anh đã có gần 8 năm được học về kỹ thuật vẽ bởi thầy La Thành - một hoạ sĩ vẽ tranh cổ động và là cha của nghệ sĩ biểu diễn Thị Diệu Hà. Người thầy đầu tiên ấy đã cho Hà Ninh một nền tảng đủ lớn để giúp anh dễ dàng tiếp cận với nghệ thuật hơn và nắm được kỹ thuật vững chắc trong quá trình theo học và tốt nghiệp bậc cử nhân tại Đại học Mỹ thuật Việt Nam năm 2014.
Hà Ninh sau đó theo học tại Học viện Mỹ thuật bang Pennsylvania và tốt nghiệp vào năm 2018. Tại Mỹ, Hà Ninh chưa được tiếp cận nhiều với loại hình Nghệ thuật Đương đại, cộng thêm bối cảnh chính trị phức tạp tại Mỹ và việc phải luôn xác định lập trường của mình theo một chủ trương chính trị nhất định khiến anh cảm thấy ngột ngạt. Do đó My Land là vũ trụ anh tạo ra để lấy lại sự tĩnh tại, an ủi tại nơi xa xứ với những định nghĩa, luật lệ riêng mà không ai có thể tác động hay dịch chuyển được.
Với quyết định du học ở Mỹ, sự tự tin và góc nhìn của Hà Ninh về nghệ thuật được phát triển mạnh mẽ. Trải nghiệm này cũng định hình rõ nét hơn những giá trị mà anh mong muốn đạt được trong quá trình làm nghệ thuật và đóng góp cho cộng đồng.
Sau khi trở lại Việt Nam, Hà Ninh được đại diện bởi A+ Works of Art - phòng tranh trưng bày nghệ thuật đương đại tại Malaysia. Anh cũng tích cực tham gia vào nghệ thuật trong khu vực với sự hỗ trợ của phòng trưng bày. Các triển lãm cá nhân đáng chú ý là Cheats Codes (2019) giám tuyển bởi Passenger Pigeon Press tại FRONT Art Space, Hoa Kỳ. Institute of Distance (2021) giám tuyển bởi Michael Lee tại S.E.A Focus, Singapore và Recursive Fables (2022) giám tuyển bởi Vân Đỗ at A+ Works of Art tại Kuala Lumpur, Malaysia.
Hiện tại bên cạnh những hoạt động nghệ thuật cá nhân, Hà Ninh là giảng viên khoa Thiết kế Ứng dụng Sáng tạo tại Đại học RMIT Việt Nam. Tại ngôi trường này, anh cũng đang tham gia một chương trình đào tạo tiến sĩ với dự án/ đồ án có tên là Metaphysical Cartography for the Future, dự án này giúp mang lại hình dung về một tương lai mà các nghệ sĩ địa phương đạt được sự độc lập trong hệ tư tưởng. Đồng thời Hà Ninh cũng đóng góp cho cộng đồng nghệ thuật với cương vị là thành viên hội đồng giám tuyển tại Á Space và góp mặt trong các buổi trao đổi, chia sẻ về thực hành sáng tạo tại Việt Nam.
Nghệ thuật của Hà Ninh luôn cuốn hút người xem bởi những chi tiết và sự tỉ mỉ tới mê hoặc. Đối với Mothermap - một bản đồ về không gian giúp tiếp cận tới My Land, kỹ thuật đánh chì và quy luật màu sắc anh chọn lần lượt nói lên sự nhất quán trong quá trình sáng tác và phương thức anh thể hiện sự thay đổi ý niệm mới hoặc giữ nguyên ý niệm cũ trong thực hành của mình.

Cuộc trao đổi sau đây được thực hiện bởi VAC vào tháng 8 năm 2024 sau khi kết thúc dự án Đêm Trắng của hoạ sĩ Trịnh Cẩm Nhi tại Hà Nội, Việt Nam. Phạm Hà Ninh là nghệ sĩ hợp tác cùng Nhi trong tác phẩm Hanoi, 06 2024 như một phần của chương trình lưu trú VAC.
Hanoi, 06 2024 là một dự án thử nghiệm đã được nhen nhóm từ trước bởi hai nghệ sĩ Trịnh Cẩm Nhi và Phạm Hà Ninh. Trong quá trình thực hiện tác phẩm, hai người có một bản thoả thuận sẽ dùng tranh vẽ là phương thức trao đổi duy nhất và được gửi qua email cá nhân, không kèm bất kỳ nội dung hay chú thích nào. Hai người cũng quyết định sẽ viết thư cho nhau, những lá thư này sẽ không được gửi đi. Mỗi lá thư tương ứng với mốc thời gian sáng tác của mỗi bức vẽ. Nhi bắt đầu cuộc trao đổi bằng cách gửi bức vẽ đầu tiên vào ngày mùng 1 tháng 6, và Hà Ninh đáp lại bằng cách tiếp tục cuộc đối thoại và lặp lại như vậy cho đến ngày 30 tháng 6. Tất cả các bức vẽ đều được tạo trên giấy khổ A5, chất liệu tuỳ chọn theo ý muốn của mỗi nghệ sĩ. Khi một người gửi bức vẽ, người kia có 24 giờ để trả lời bằng một bức vẽ mới và tự ghi chép nội dung bức vẽ đó vào một lá thư. Sau khi hoàn thành, tác phẩm bao gồm 30 bức vẽ và 2 cuốn nhật ký ghi lại những lá thư chưa gửi đi.


VAC: Trịnh Cẩm Nhi cũng là một nghệ sĩ đón nhận nhiều ảnh hưởng từ hội hoạ phương Tây, cụ thể là Học viện Accademia di Belle Aarti Roma tại Ý. Liệu đây có phải là một yếu tố giúp hai người có nhiều điểm chung về góc nhìn và sự kết nối nghệ thuật trong lần hợp tác này?
Hà Ninh: Tôi và Nhí (tên gọi thân mật của hoạ sĩ Trịnh Cẩm Nhi) thực ra quen nhau từ lâu và chúng tôi có một hội có tên là “Gang of Seven” hoặc đôi khi là “Gang of Six” vì đôi khi có người ra người vào (*cười). Chúng tôi có cùng một lý tưởng và nỗi băn khoăn về cách biểu đạt trong Nghệ thuật Đương đại là làm thế nào để tranh vẽ không chỉ dành cho Nghệ thuật cổ Hiện đại, mà còn là diễn ngôn của Đương đại, nơi nghệ sĩ giao tiếp bằng hình mẫu, biểu tượng, ý niệm bằng chính bức vẽ. Chúng tôi có dự trù một show về “Work and Word” để nói về nỗi băn khoăn đấy nhưng mọi người chưa thống nhất. Do vậy, format của Hanoi, 06 2024 là dành riêng cho chương trình lưu trú đầu tiên của VAC.
Điều đã trở thành một quy tắc bất thành văn rằng các nghệ sĩ đương đại ngày nay là họ cần phải thông thạo không chỉ ngôn ngữ nghệ thuật mà còn cả các diễn ngôn phê bình. Những người tiên phong trong Nghệ thuật Đương đại cần biết cách điều hướng các diễn ngôn của trường phái này, đôi khi những phê bình trong nghệ thuật sẽ có ảnh hưởng lớn đến quá trình điều hướng đó. Tuy nhiên, Nhi và tôi cũng tin rằng ngôn ngữ dùng trong văn viết cũng quan trọng không kém. Đối với chúng tôi, Nghệ thuật Đương đại được định nghĩa bởi một thực tế rằng nó đang được sáng tạo ngay bây giờ, chứ không phải bởi các chủ đề, quy trình hoặc phương tiện cụ thể. Trong khi các yếu tố chính trị và xã hội thực sự có thể định hình Nghệ thuật Đương đại, hay các tổ chức có thể tìm kiếm những tác phẩm có thể thúc đẩy những thay đổi nhất định nào đó, thì việc cho nghệ thuật không gian để phát triển một cách tự nhiên cũng quan trọng không kém. Không phải tất cả nghệ thuật đều được tạo ra để khán giả "đọc" hoặc hiểu hoàn toàn.
So với Nhí, tôi sẽ thiên về ý niệm hơn là hình thức, còn Nhí thì rõ ràng có cảm giác mạnh mẽ về sự gắn bó với ngôn ngữ hội họa, một ngôn ngữ mà tôi cũng có thể 'nói', mặc dù có lẽ không trôi chảy bằng Nhí. Trong dự án này, chúng tôi giao tiếp hoàn toàn thông qua ngôn ngữ đó nhưng cách thể hiện sẽ khác nhau. Đôi khi, tôi phải tưởng tượng ra bối cảnh giao tiếp với Nhí dựa trên những gì tôi đã biết về Nhí. Mặc dù điều này không phải lúc nào cũng thành công, nhưng tôi tin rằng trong nghệ thuật, đôi khi sự hiểu sang một ý nghĩa khác cũng có thể trở thành một điều gì đó đẹp đẽ.
VAC: Những tác phẩm của anh Hà Ninh có chiều không gian và thời gian theo quy luật riêng mà anh đã đề ra và tuân thủ nó trong một thời gian dài. Khi kết hợp với những tác phẩm của Nhi, anh đã làm thế nào để bảo vệ cho những quy luật ấy không bị phá vỡ?
Hà Ninh: Đúng là tôi có một số quy luật trong thực hành của mình, nhưng tôi nghĩ Nhi cũng có những số quy luật riêng của em ấy, và khi hợp tác với nhau thì bọn tôi cần phải thỏa hiệp và thảo luận với nhau. Hầu hết các thỏa hiệp và thảo luận đều trong khuôn khổ thực hành nghệ thuật. Tôi nghĩ cả hai đều học được điều gì đó mới mẻ về bản thân sau dự án lần này.
Để giao tiếp với Nhi mà không sử dụng lời nói, những nét cọ của em ấy là điều mà tôi chú ý tới. Theo dõi thực hành của em ấy trong nhiều năm, tôi nhận ra rằng Nhi luôn biết cách truyền tải một ý nghĩa nào đó trong nét vẽ của mình. Bằng cách quan sát chúng cẩn thận, tôi có thể tưởng tượng ra ngữ cảnh mà em ấy đã tạo ra cho bức tranh.

VAC: Người xem có ấn tượng mạnh về lối viết và cách kể chuyện của hai người trong cuốn nhật ký. VAC nhận thấy Nhi thường là người thay đổi bố cục và dường như điều đó đã khiến anh “khá bực bội”. Anh đã tạo dựng câu chuyện của mình như thế nào để hồi âm Nhi?
Hà Ninh: Tôi thấy đây cũng là sự thú vị của “trò chơi” này, vì Nhi là người mở ra khởi đầu của thế giới này với một “quả trứng” và tôi sẽ đối ứng theo Nhi thay vì làm một điều gì đó mới.
Thật tốt khi mọi người phản hồi tích cực với dự án này; tôi đã khá ngạc nhiên. Tôi nghĩ điều thực sự xảy ra là tôi đã cố gắng nắm quyền kiểm soát trong khi đang loay hoay với việc truyền đạt những điều mà tôi muốn thể hiện ra. Đôi khi, tôi có thể trở thành một kẻ kiểm soát hơi dị! Tôi tin rằng “sự bực bội” của mình bắt nguồn từ vấn đề của riêng tôi hơn là từ những phản hồi của Nhi.
Sau này khi đọc cuốn nhật ký của cả hai, tôi thấy những phản hồi của chúng tôi khá là khớp nhau, không phải theo cách thực sự hiểu ý đồ của nhau mà là các phản hồi có liên quan và có ý nghĩa đến 80% chứ không bị “vô tri” (*cười).
VAC: Trong quá trình thực hiện Hanoi, 06 2024 có lần Nhi đã nói ra cảm nhận rằng nửa tháng đầu có vẻ như hai người khá hiểu ý nhau và phối hợp nhịp nhàng, càng về sau có vẻ có nhiều “khúc cua” và thay đổi bố cục hơn? Anh Hà Ninh có chung suy nghĩ này với Nhi?
Hà Ninh: Đúng là lúc đầu khi còn ít tranh thì chúng tôi còn kiểm soát được. Về sau càng nhiều tranh hơn và tôi không chắc Nhi đang phản hồi vào bức tranh nào nên tôi hơi bị mất phương hướng (*cười). Cộng thêm việc ngày nào cũng phải vẽ cũng là một yếu tố gây ức chế. Có khi không thể gửi được trước nửa đêm hôm đấy và phải đến 4-5h sáng hôm sau mới xong, không thể muộn hơn nếu không người kia sẽ phải chờ và đặc biệt là không được giục! Vì giục là “chữ” mà!
Đây cũng là một điều thú vị nữa vì trong đầu tôi có hai phiên bản Nhí, một Nhí vẫn nói chuyện với tôi hằng ngày về mọi chủ đề trong những bức thư chưa gửi, còn có một phiên bản Nhí để trao đổi về tranh.
VAC: VAC nhận thấy cộng đồng nghệ thuật Việt Nam luôn có sự nhạy cảm và nhạy bén riêng đầy hứa hẹn cho môi trường sáng tạo trong và ngoài nước, anh có đồng ý với nhận định này?
Hà Ninh: Đây là chủ đề mà tôi có thể nói mãi không ngừng. Đúng, tôi hoàn toàn đồng ý rằng chúng ta có một bản sắc nghệ thuật vững chắc để khiến chúng ta trở thành độc bản. Tôi cũng đồng ý rằng chúng ta xứng đáng có một vị thế tốt hơn nhiều trong thế giới nghệ thuật. Mặc dù tình hình hiện tại vẫn còn nhiều thách thức, nhưng mọi thứ đang thay đổi nhanh chóng. Tôi tin rằng viễn cảnh này đáng để đầu tư vào. Hãy cùng đồng hành và trở thành một phần trong tương lai của những người làm nghệ thuật tại Việt Nam!
VAC: Với tư cách là một nghệ sĩ khách mời trong dự án này, anh được chứng kiến kỳ lưu trú của nghệ sĩ Trịnh Cẩm Nhi. Anh có cảm nhận như thế nào về hướng đi của VAC thời điểm hiện tại? Điểm tương đồng và khác biệt của VAC so với những chương trình lưu trú mà anh được biết tới cũng như trải nghiệm qua?
Hà Ninh: Đối với tôi, VAC đang làm tốt trong việc hỗ trợ nghệ sĩ. Tôi có thể thấy một số điểm mạnh nổi bật của họ. VAC cung cấp đủ nguồn lực và có những sự kết nối rộng lớn dành cho nghệ sĩ. VAC biết cách lắng nghe và bước đầu thành công trong việc kết nối với nghệ sĩ.
Tại các chương trình nghệ sĩ lưu trú ở nước ngoài mà tôi có cơ hội trải nghiệm, họ thường xây dựng yếu tố cộng đồng rất tốt. Trong khi các chương trình lưu trú ở Đông Nam Á có xu hướng tập trung vào các nhóm nhỏ hơn hoặc các nghệ sĩ cá nhân, các chương trình ở Hoa Kỳ hoặc Châu Âu có thể bao gồm khoảng hai mươi nghệ sĩ hoặc thậm chí nhiều hơn. Những điểm lợi khi tham gia chương trình lưu trú là nghệ sĩ sẽ có được thời gian và tài nguyên thực hành sáng tạo, được va chạm với không gian văn hoá tại địa phương ấy và cuối cùng là có cho mình danh tiếng khi là một thành viên của cộng đồng lưu trú tại nơi đó.
Tôi tin rằng VAC có tiềm năng lớn để trở thành một phần không thể thiếu đối với nghệ thuật địa phương. Tôi hy vọng VAC sẽ xây dựng mối quan hệ gần gũi hơn với các nghệ sĩ bản địa và phát triển mảng giáo dục nghệ thuật cũng như mở rộng cộng đồng nghệ thuật tại Việt Nam.
VAC: Trong tương lai liệu các khán giả của VAC sẽ còn gặp lại anh Hà Ninh trong các vai trò khác ?
Hà Ninh: Tôi luôn thích đảm nhiệm nhiều vai trò khác nhau vì điều đó cho phép tôi phát triển. Bởi vậy câu trả lời là Có, họ chắc chắn có thể mong đợi trông thấy Hà Ninh ở những vị trí mới. Tuy nhiên, tôi cũng hy vọng mọi người sẽ cởi mở và hào phóng khi tôi khám phá những hướng đi mới này.
Chú thích hình ảnh (từ trên xuống):
Ảnh chân dung nghệ sĩ chụp bởi Dạ Miêu.
[Mothermap] v3, 1.35x17m, than chì và màu nước trên giấy, 2022.
[Hà Nội, 06 2024], màu nước trên giấy Dó và bút chì màu trên giấy, chụp bởi Cá Con, 2024.
Ảnh chụp Hà Ninh và Trịnh Cẩm Nhi, chụp bởi Cá Con, 2024.
Khách tham dự triển lãm White Night, chụp bởi thisischuw, 2024.