top of page
ANT_6536.jpg
Co-Lab

Tearoom Relay Colloquial

10 Mar 2025 -11 Mar 2025
VAC Hanoi
SHARE
  • Facebook
  • Instagram

Chúng tôi hân hạnh giới thiệu sự kiện TEAROOM RELAY - COLLOQUIAL - một trải nghiệm nghệ thuật kéo dài một ngày tại Vietnam Art Collection (VAC). Đây là phiên thứ năm trong chuỗi sự kiện TEAROOM, được phát kiến bởi những nghệ sĩ tới từ trường nghệ thuật Städelschule, Đức. Thông qua các hoạt động đa dạng như chiếu phim, đọc sách, thưởng thức âm nhạc và trình diễn nghệ thuật, các nghệ sĩ cùng khám phá những câu hỏi về văn hoá, ngôn ngữ và tinh thần cộng đồng. 


Mùa hè năm 2022 tại Städelschule Gasthof, sinh viên lớp của nghệ sĩ Haegue Yang đã sáng tạo nên không gian "phòng trà" từ một phòng học thông thường. Nơi đây nhanh chóng trở thành điểm hẹn cho các sự kiện nghệ thuật, trình diễn, thiền định, hoà nhạc và chia sẻ ý tưởng. Sự chuyển đổi này đã tạo nền tảng vững chắc cho cộng đồng nghệ thuật mở rộng cơ hội sáng tạo, đối thoại và biểu đạt.


Trước khi đến Việt Nam, TEAROOM đã được tổ chức tại Triển lãm Kiến trúc Venice Biennale (2021) và Delfina Foundation, London (2023).


Là một phần trong chuỗi sự kiện TEAROOM, chúng tôi rất vui được giới thiệu Against A Glass Wall, một buổi chiếu các tác phẩm bởi các nghệ sĩ Việt Nam và quốc tế.


Thông tin Sự kiện:


Buổi trình chiếu TEAROOM - Against A Glass Wall:

  • Ngày: 10 tháng 3, 2025 | 4PM - 7PM

  • Địa điểm: Không gian Manzi, số 2 ngõ Hàng Bún, Ba Đình, Hà Nội


Sự kiện nghệ thuật TEA ROOM:

  • Ngày: 11 tháng 3, 2025 | 2PM - 6PM 

  • Địa điểm: VAC Hà Nội, 6/44/11 Tô Ngọc Vân, Quảng An, Tây Hồ, Hà Nội


Sự kiện không thu phí tham dự, tuy nhiên, chúng tôi khuyến khích đăng ký trước để có trải nghiệm tốt nhất. Đăng ký qua đường link sau:



 

Ngày 1 


Against A Glass Wall 

Được tổ chức bởi Elisa Diaferia, Imaan Sattar, Moritz Tontsch, Ludvig Wilén, Nguyễn Duy Anh

Thời gian: Thứ Hai, 10.03, 4 - 7pm 

Địa điểm: Manzi Art Space, Hà Nội 


Danh sách tác phẩm


Adrian Q. Vardi 

Mies hay là Một Sự Đối Xứng Khiếm Khuyết 

Eva Vallania 

Đồng 

Aerin Hong 

Không Đề 

Hemansingh Lutchmun

Kẻ Nhặt Nhạnh/Chứng Nhân 

Danny Choi 

KATE 

Yuxiu Xiong 

Chúng ta tìm kiếm thứ gì đó, luôn tìm kiếm, tìm kiếm điều đáng mong đợi 

Louis Hay 

Ngày Bổ Sung Thứ 3 của Năm thứ 13

Samuel Georgy 

Nothing Acts #1 

Jisoo Seo 

Tiêu đều không tên_chân dung 

Thủy Tiên Nguyễn & Zhang Wanwen

Ra Khỏi Phố


Đỗ Văn Hoàng 

Vệt Sáng Lóa Vô Thực, 2015, 22 phút 

Mô tả: Một chàng trai say đắm trong tình yêu khao khát hóa thân thành một cái cây. Anh tìm kiếm nước. Anh tìm một chỗ để đứng. Anh tìm thấy một phiên bản khác của chính mình.


Trần Quỳnh Nhi 

Ao That, 2024, 5 phút 

Mô tả: Ao that là một phim ngắn thử nghiệm, như một hồ sơ hư cấu, pha trộn giữa câu chuyện thật của một nhà thiết kế thời trang 3D với hành trình từ thế giới ảo đến thực tại, giữa bối rối và trôi dạt.


Đào Thu Uyên 

Vùng Đất Không Người, 2017, 9 phút 

Mô tả: "đêm qua tôi mơ thấy mặt trăng treo trước mắt, bầu trời nằm dưới chân, và mặt đất hóa thành một bến bờ mới của sự sống." 


Jo Ngô

Những Con Cá Đi Về Đâu?, 3 phút 

Mô tả: Những con cá là ẩn dụ cho con người trong thành phố khoảng thời gian phong tỏa do đại dịch COVID-19. Tôi thực hiện video này vào tháng 4 năm 2020, khi TP. Hồ Chí Minh đang bị giãn cách. Video đưa người xem vào một thế giới huyễn hoặc, nơi cá và cá voi bơi lội giữa những khung cảnh của một thành phố vắng bóng con người. Với phần âm thanh siêu thực, tác phẩm mang đến cảm giác tĩnh lặng và nhiều chất thơ, nhưng đồng thời, không thể bỏ qua những ẩn ý về môi trường – khi thế giới tự nhiên dường như đang đòi lại những không gian đô thị do con người tạo dựng. Tác phẩm là một phần của triển lãm nhóm "Tonight the Air is Warm", do Tolla Duke Sloane giám tuyển, quy tụ các tác phẩm của những nghệ sĩ Đông Nam Á hàng đầu trong bối cảnh nghệ thuật đương đại hiện nay. Triển lãm khai mạc tại London Bridge Gallery vào thứ Năm, ngày 25 tháng 02 năm 2021.


Kimvi Nguyen 

Ephemeral Landmark, 2023, 3 phút

Mô tả: Trình diễn nghệ thuật được ghi hình, hỗ trợ bởi Trung tâm Nghệ thuật BFM, Tô Châu, Trung Quốc, 2023. "Ephemeral Landmark" là một màn trình diễn thị giác đầy cuốn hút và mang tính tư duy sâu sắc, khám phá những tác động to lớn của quá trình đô thị hóa nhanh chóng tại Khu danh lam thắng cảnh Cầu Zhuihong, Tô Châu, Trung Quốc.


Xoay quanh màn trình diễn nghệ thuật tại địa điểm cụ thể, nơi nghệ sĩ hóa thân thành một "cột mốc tạm thời", đứng giữa đống đổ nát khổng lồ còn sót lại từ một tòa nhà bị phá hủy. Dáng đứng ấn tượng của cô khơi gợi sự chú ý về hệ quả từ hành vi con người với môi trường, đặc biệt là trong bối cảnh đô thị hóa quy mô rộng như hiện nay. Thông qua cử chỉ mạnh mẽ, cô mời gọi người xem suy ngẫm về giá trị của việc bảo tồn không gian đô thị. Một yếu tố trung tâm trong màn trình diễn là việc sử dụng 'lưới bảo vệ môi trường' màu xanh lá – một loại vật liệu thường thấy tại các công trường xây dựng để bảo vệ khu vực xung quanh. Bằng cách đặt tấm lưới này cạnh sự tàn phá của một tòa nhà, nghệ sĩ đặt ra những câu hỏi về mối quan hệ phức tạp giữa sự can thiệp của con người và việc bảo vệ môi trường. Tấm lưới dường như đang che chắn cho đống đổ nát – những thứ thoạt nhìn có vẻ vô giá trị nhưng lại ẩn chứa ký ức vô giá về một ngôi làng từng thịnh vượng, giờ chỉ còn là tàn tích. Khi màn trình diễn diễn ra, ngọn tháp cổ trong Công viên Chuihong hiện lên đầy uy nghi ở phía xa, như một lời nhắc nhở về sự giao thoa tinh tế giữa lịch sử con người và cảnh quan kiến trúc. Sự đối lập giữa cái cũ và cái mới, giữa phá hủy và bảo tồn, làm nổi bật thông điệp sâu sắc mà tác phẩm muốn truyền tải.


Nguyễn Đức Huy 

Cardio, 2022, 4 phút 

Một người nhảy dây qua nhiều không gian khác nhau trong ngôi nhà, như thể có những sự hiện diện vô hình bên trong đó.


Trâm Anh Nguyễn

to boyhood, i never knew him, 4 phút

Mô tả: to boyhood, i never knew him là một bộ phim ngắn thể nghiệm, kết hợp giữa thơ ca và tư liệu lưu trữ từ năm 2006 - 2010.


Lê Xuân Tiến

Noon 2 từ "The Encounter 2 (2024)", 2024, 4 phút

Mô tả: Trở lại Cung Thiếu nhi Hà Nội sau 17 năm, nghệ sĩ nhìn thấy những tấm bảng trắng trong sáu phòng học của Khoa Ngoại ngữ và chợt nghĩ: "Sẽ thật ý nghĩa biết bao nếu những bài thơ của Đại sư Ryokan Taigu được viết lên đây."

Đứng giữa không gian vừa quen thuộc vừa xa lạ ấy, những câu thơ về trẻ em của Ryokan Taigu – một nhà sư và người thầy mà nghệ sĩ kính trọng – bỗng vang vọng trong tâm trí:

"Nhìn những đứa trẻ vui đùa hồn nhiên,

Mà chẳng hay biết gì,

Đôi mắt ta bỗng nhòe lệ."


Quỳnh Đông

My Paradise, 2012, 14 phút

Mô tả: My Paradise khắc họa một thế giới trung gian – một thế giới mô phỏng với những con người thực. Video sử dụng bối cảnh ý niệm về thiên đường Châu Á do cha Đông tạo dựng. Từ những cuộc trò chuyện với cha mình, Đông hiểu được ông hình dung thiên đường ấy như thế nào cho bản thân và mẹ cô – những câu chuyện dựa trên đời sống thường nhật và phim truyền hình châu Á. Nhân vật chính trong video chính là cha mẹ của Đông. Năm câu chuyện nhỏ mô tả cuộc sống hàng ngày ở thiên đường: tưới hoa, cho gà ăn, dạo chơi và cưỡi ngựa bay. Video hoàn toàn không có hội thoại, mà chỉ có năm bản nhạc nền. Nghệ sĩ guitar kiêm nhà soạn nhạc Nicholas Erismann đã sáng tác những bản nhạc mới cho từng phần, lấy cảm hứng từ các ca khúc Việt Nam.


Vũ Hà Anh

Kho Báu, 2025, 3 phút

Mô tả: Hà Anh vừa ra mắt MV hoàn toàn do cô tự sản xuất, sáng tác, biểu diễn, đạo diễn và phát hành trên kênh YouTube cá nhân.


Síu Phạm

Fog Over the Summit and Storm Over the Plain, 2015, 38 phút

Mô tả: Trên đỉnh núi, ở một vùng xa xôi thuộc châu Á, một công viên giải trí mang phong cách châu Âu được xây dựng nhằm thu hút và lôi cuốn đám đông.

Dưới chân núi, một người nông dân vẫn cần mẫn làm việc trên cánh đồng.

Giữa những thửa ruộng, có một căn nhà nhỏ chỉ có một phòng, đã bị bỏ hoang nhiều năm.

Một họa sĩ người châu Âu đến và biến nó thành xưởng vẽ của mình.


VỀ CÁC NGHỆ SĨ 


Đỗ Văn Hoàng (sn. 1987) là nhà làm phim, cây viết nghệ thuật sống và làm việc tại Hà Nội. Hoàng tìm kiếm ngôn ngữ sáng tạo của mình trong dư âm của những dịch chuyển xã hội; đi lại qua các biên giới của phim ảnh, thơ ca, sân khấu và nghệ thuật thị giác. Thực hành của Hoàng xoáy sâu vào và chắt lọc những mảnh vỡ vương vất, nằm bên lề của đời sống đương đại và biến chúng thành những hình ảnh siêu thực.


Gao Nhi (Trần Quỳnh Nhi), sinh năm 2000 tại Quảng Ninh, Việt Nam, là một nghệ sĩ đa phương tiện, khám phá những trải nghiệm đa dạng thông qua thời trang, nghệ thuật thị giác, nghệ thuật trình diễn và viết lách. Thực hành nghệ thuật của Nhi đào sâu vào tâm lý con người, tập trung vào các chủ đề về sự tồn tại, bản sắc và đạo đức, đồng thời phản ánh mối giao thoa giữa bản thân, nghệ thuật và thế giới. Các tác phẩm của cô hoạt động như một hình thức viết nhật ký – một bộ sưu tập mang tính cá nhân về những chứng cứ tâm lý được rút ra từ trải nghiệm sống. Nhi tốt nghiệp chuyên ngành thiết kế thời trang tại London College of Design and Fashion. Cô là người sáng lập 143Dress, một thương hiệu thời trang kỹ thuật số được thành lập vào năm 2021. Năm 2023, Nhi tham gia chương trình Roots & Worlds do ICVL (Anh) và Matca (Việt Nam) tổ chức.


Đào Thu Uyên tốt nghiệp chuyên ngành Đạo diễn sau khóa học trao đổi 4 năm giữa Đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội và trường phim INSAS, Bỉ. Từ 2016 đến nay, Uyên đã thực hiện một số phim truyện và tài liệu ngắn khắc họa cuộc sống đô thị ở Việt Nam và luôn quan tâm trình hiện hình ảnh người phụ nữ trên phim. Năm 2017, phim ngắn “Vùng Đệm” của Uyên được giải nhất LHP FY – Sài Gòn và được trình chiếu tại nhiều LHP khu vực Đông Nam Á. Phim ngắn “Con Dại Cái Mang” do Uyên viết kịch bản và đạo diễn, là một trong 5 tác phẩm xuất sắc thuộc Dự án phim ngắn CJ mùa 3.


Jo hay còn gọi là Ngô Kỳ Duyên là một nghệ sĩ đa phương tiện đến từ Sài Gòn, có thực hành gắn liền với hình ảnh động, thực tế ảo (VR), thực tế tăng cường (AR), nghệ thuật đa phương tiện/truyền thông mới và gần đây là nghệ thuật âm thanh. Cô hướng đến việc tiếp cận nhiều khán giả hơn thông qua hình thức kể chuyện mạnh mẽ và hấp dẫn, được hỗ trợ bởi công nghệ, đồng thời thúc đẩy cộng đồng sáng tạo vượt lên trên các các phương tiện truyền thống. Trọng tâm trong thực hành nghệ thuật của cô là nghệ thuật chữa lành, thiền định và lan tỏa năng lượng tích cực – tạo ra một không gian an toàn cho sức khỏe tinh thần, điều càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết sau đại dịch COVID-19.


KIMVI là một nghệ sĩ trình diễn tại địa điểm cụ thể (site-specific performance) người Anh gốc Việt. Cô đã tham gia vào nhiều các cộng đồng nghệ thuật và thiết kế quốc tế, góp mặt tại nhiều tổ chức và liên hoan danh giá trên toàn cầu như Art Central Hong Kong (Trung Quốc), Territori Festival (Tây Ban Nha), International Theatre and Art Festival (Tây Ban Nha), Quỹ Eugenio de Almeida (Bồ Đào Nha), Trung tâm Nghệ thuật Đương đại Quốc gia (Nga), la JUAN Gallery (Tây Ban Nha), Học viện Mỹ thuật Trung ương (Trung Quốc) và Triển lãm Thiết kế CIFF, Quảng Châu (Trung Quốc). Cô được nhiều tổ chức trao giải thưởng danh giá, bao gồm Liên hoan Phim Kiến trúc & Thiết kế Winnipeg (Canada). Cô cũng là Finalist in Música x Arquitectura (MxA) do Viện Kiến trúc Tiên tiến Catalonia (Tây Ban Nha) tổ chức, đồng thời nhận được Giải Đề cử Đặc biệt tại Giải Quả Lê Vàng trong Liên hoan Nghệ thuật Điện ảnh + Trình diễn Buenos Aires (Argentina) với tác phẩm trình diễn quay phim Aunties Tiles. Từ năm 2022, cô sinh sống tại Tô Châu, Trung Quốc, trở thành nghệ sĩ lưu trú tại Khoa Kiến trúc của Đại học Xi'an Jiaotong-Liverpool, đại diện bởi Trung tâm Nghệ thuật BFM (Tô Châu) và Viện C-PLATFORM (Hạ Môn). Mới đây, cô còn nhận được học bổng từ chính phủ Hà Lan để theo học chương trình Performing Public Space tại Học viện Nghệ thuật Fontys, Hà Lan.


Nguyễn Đức Huy (sn. 1995, Hà Nội) là một nghệ sĩ thị giác chủ yếu thực hành với hội họa, hoạ, nghệ thuật kỹ thuật số, sắp đặt và hoạt hình. Thẩm mỹ của Huy tràn ngập những màu sắc rực rỡ với màu đỏ, xanh dương và xanh lá chiếm ưu thế trên các tác phẩm minh hoạ, hội hoạ và hoạt hình ám chỉ sự ảnh hưởng của thẩm mỹ số. Gọn gàng về chi tiết và bố cục, tác phẩm của Huy vừa hài hước, lạ lùng nhưng đồng thời cũng mang đến cảm giác bối rối và lạc lõng. Huy từng tham gia một số triển lãm và trình chiếu phim trước đây gồm: Voices On SCREEN (Staatlich Kunstsamlungen Dresden, Đức, 2022), Đây không phải một bài hát tình yêu (Như Trăng Trong Đêm 3, Hà Nội, 2022), Chạy trên đường vàng (Á Space, Hà Nội 2021), Cõi Riêng Ảo (Manzi Art Space, Hà Nội, 2021), Hội Chẩn (Manzi Art Space, Hà Nội, 2019), Bộ Hành Cà Nhắc (Nhà Sàn Studio, 2016).


Trâm Anh Nguyễn (anh ấy) là một nghệ sĩ liên ngành chuyên về làm phim và nhiếp ảnh, hoạt động tại Việt Nam và Canada.


Vào giờ Thân, ngày 7 tháng 2 năm 1995 – năm Ất Hợi – tại Hà Nội, một người cất tiếng khóc chào đời. Người ấy được đặt tên là Lê Xuân Tiến. Suốt một phần cuộc đời mình, người ấy miệt mài với thực hành nghệ thuật, lấy video làm phương tiện sáng tác chính.


Quỳnh Đông (sn. 1982, Hải Phòng, Việt Nam) là một nghệ sĩ trình diễn và nghệ thuật video, hiện đang sinh sống và làm việc tại Thụy Sĩ. Cô tạo ra những tác phẩm video siêu thực, kết hợp điêu khắc và trình diễn nhằm tạo dựng một thế giới nơi cô chủ đích thách thức các định kiến văn hóa. Thường xuyên lấy cảm hứng từ văn học, biểu tượng và lịch sử Việt Nam cũng như châu Á, Đông đặt câu hỏi về bản sắc cá nhân và trải nghiệm di dân thông qua sự hiện diện của cơ thể. Tác phẩm của cô đã được trưng bày rộng rãi trên trường quốc tế, tiêu biểu tại Kunsthalle Bern, Galerie Perrotin ở Paris, Rijksakademie van beeldende kunsten ở Amsterdam, và Galerie Bernhard Bischoff & Partner ở Bern. Ngoài ra, cô còn thực hiện trình diễn tại Institut de Recherche et Coordination Acoustique/Musique (Paris), Bảo tàng Mỹ thuật Cantonal Lausanne (Thụy Sĩ), hội chợ nghệ thuật trẻ LISTE 17 (Basel, Thụy Sĩ), Emily Harvey Foundation (New York, Mỹ), và chương trình YAP’15 – The Twinkle World tại Deagu, Hàn Quốc. Quỳnh Đông theo học ngành Mỹ thuật tại Đại học Nghệ thuật Bern và hoàn thành bằng Thạc sĩ Mỹ thuật tại Đại học Nghệ thuật Zurich.


Vũ Hà Anh là một Nhạc sĩ/Nghệ sĩ đa phương tiện. 

Với thực hành nghệ thuật mang tính linh hoạt và không ngừng biến đổi, Hà Anh luôn tìm kiếm sự đổi mới, lấy ba nguyên tắc cốt lõi làm trung tâm: tình yêu – tự do – giải phóng. Sinh ra và lớn lên trong một gia đình thuộc tầng lớp trung lưu thấp ở Hà Nội, bối cảnh xã hội và kinh tế đã ảnh hưởng sâu sắc đến góc nhìn nghệ thuật của cô, đồng thời nuôi dưỡng sự đồng cảm mạnh mẽ với âm nhạc của các cộng đồng BIPOC trên toàn thế giới. Ước mơ dang dở được trở thành ca sĩ của mẹ cô cũng là nguồn cảm hứng quan trọng góp phần định hình đam mê âm nhạc của Hà Anh, giúp cô hóa thân vào hình tượng Diva từ khi còn rất nhỏ.

Năm 2024, cô thành lập DEVOUR – một hãng thu âm độc lập tự quản, với sứ mệnh nâng đỡ và thúc đẩy tiếng nói của các nghệ sĩ nữ độc lập tại Việt Nam.


Síu Phạm là nhà làm phim, nghệ sĩ và nghệ sĩ trình diễn, được biết đến qua những đóng góp nổi bật trong lĩnh vực điện ảnh và sân khấu đương đại. Sinh ra tại Hà Nội, bà theo học cao hơn ở Thụy Sĩ, chuyên ngành Lịch sử Nghệ thuật và Phê bình Điện ảnh tại Đại học Geneva. Ngoài ra, bà còn lấy bằng về Múa và Kịch nghệ, chuyên sâu về Butoh – một loại hình nghệ thuật múa sân khấu của Nhật Bản. Suốt sự nghiệp của mình, Siu Phạm luôn tích cực tham gia vào sân khấu đương đại, đồng thời hợp tác với chồng – Jean-Luc Mello – trong nhiều dự án phim tài liệu. Danh mục phim của bà bao gồm nhiều tác phẩm điện ảnh nổi bật: Here… or There? (2011), Homostratus (2013), On the Endless Road (2017), We Come Into Life (2023). Các tác phẩm của Síu Phạm tập trung khai thác tình trạng con người và các vấn đề xã hội, thường kết hợp giữa hư cấu và tài liệu để tạo nên những câu chuyện đầy suy tưởng.


 

DAY 2

CHƯƠNG TRÌNH - 2PM - 6PM


Imaan Sattar

Thời lượng: 15-20 phút

Mô tả: Thiền định là một bài hướng dẫn về hơi thở và thiền, giúp thiết lập ý niệm cá nhân và tập thể cho ngày biểu diễn.


Yu Yang

Thời lượng: 3 phút

Mô tả: Untitled (a dialogue) là cuộc đối thoại giữa một câu bằng tiếng Việt và một câu bằng tiếng Pháp, nơi cách phát âm tương đồng che giấu những ý nghĩa khác biệt.


Eden Sebban

Thời lượng: 5 phút

Mô tả: Untitled (And I had to tell myself that story) là một tác phẩm văn xuôi khám phá cảm giác mơ hồ và sự mất dần bản sắc cá nhân trước nỗi u sầu và khát khao. Đây là phần tiếp nối tác phẩm mới đây của nghệ sĩ từng được trưng bày tại Stadelschule Rundgang.


Hangping Yang

Mô tả: Lấy cảm hứng từ lễ hội Loi Krathong, River Light là một buổi trình diễn sử dụng các loại cây và nguyên liệu địa phương để tạo ra những chiếc đèn hoa đăng, biến quá trình chế tác thành một trải nghiệm tương tác.


Etienne Le Coquil

Thời lượng: 10 phút 

Mô tả: Không đề 

⠄⠄⠄⣠⣤⢶⣻⣿⣻⣿⣿⣿⣿⣿⣿⣦⣤⣀

⠄⠄⣼⣺⢷⣻⣽⣾⣿⢿⣿⣷⣿⣿⢿⣿⣿⣿⣇

⠠⡍⢾⣺⢽⡳⣻⡺⣽⢝⢗⢯⣻⢽⣻⣿⣿⣿⣿⢿⡄

⡨⣖⢹⠜⢅⢫⢊⢎⠜⢌⠣⢑⠡⣹⡸⣜⣯⣿⢿⣻⣷

⢜⢔⡹⡭⣪⢼⠽⠷⠧⣳⢘⢔⡝⠾⠽⢿⣷⣿⣟⢷⣟

⢸⢘⢼⠿⠟⠁⠄⠄⡀⠄⠃⠑⡌⠄⠄⠈⠙⠿⣷⢽⣻

⢌⠂⠅⠄⠄⠄⠄⠄⠄⡀⣲⣢⢂⠄⠄⠄⠄⠄⠈⣯⠏

⠐⠨⡂⠄⠄⠄⠄⠄⡀⡔⠋⢻⣤⡀⠄⠄⢀⠄⢸⣯⠇

⠈⣕⠝⠒⠄⠄⠒⢉⠪⠄⠄⠄⢿⠜⠑⠢⠠⡒⡺⣿⠖

⠄⠐⠅⠁⡀⠄⠐⢔⠁⠄⠄⠄⢀⢇⢌⠄⠄⠄⠸⠕

⠄⠄⠂⠄⠄⠨⣔⡝⠼⡄⠂⣦⡆⣿⣲⠐⠑⠁⠄⠃

⠄⠄⠄⠄⠄⠃⢫⢛⣙⡊⣜⣏⡝⣝⠆



[NGHỈ 30 PHÚT] 


CHƯƠNG II - 60 PHÚT - 3:30 PM - 4:30 PM 


Farhanaz Rupaidha

Thời lượng: 22 phút

Mô tả: Rice Walk là một buổi trình diễn kết hợp âm thanh và hình ảnh với nỗ lực lần theo dấu vết lịch sử của nghề trồng lúa ở Đông Nam Á.


Augustine Paredes và Aerin Hong

Thời lượng: 15 phút

Mô tả: Love You là một buổi đọc trình diễn, khám phá sự phức tạp của việc thần tượng hóa cơ thể người đồng tính và phụ nữ châu Á trong bối cảnh hậu thuộc địa. Thông qua những ghi chép nghiên cứu rời rạc, ký ức cá nhân và phê bình văn hóa đại chúng, tác phẩm tìm cách gợi lại những vang vọng của cách mà tưởng tượng thuộc địa đã định hình sự khát khao, thân mật và kháng cự.


Moritz Tontsch

Thời lượng: 15-20 phút

Mô tả: Amid Five Leagues of Mist là một buổi trình diễn âm thanh lấy cảm hứng từ sự hỗn loạn của thông tin và tính bất định của tri thức.


[NGHỈ 30 PHÚT]


CHƯƠNG III - 60 PHÚT - 5:00 PM - 6:00 PM 


Emmilou Roessling

Thời lượng: 18 phút

Mô tả: Bruce là một buổi đọc trên sân khấu các đoạn văn đồng sáng tác cùng Lucas Eigel. Được truyền cảm hứng một phần từ hình thức Kunstgespräch một cuộc đối thoại nghệ thuật, nơi hai nhân vật suy ngẫm về những bước ngoặt tư duy và những căng thẳng mà chúng tạo ra.


Chengyu Wu

Thời lượng: 15 phút

Mô tả: Một buổi trình diễn âm thanh thể nghiệm kết hợp ghi âm hiện trường, đọc thơ và chơi nhạc ngẫu hứng.


Maya Lorieux và Coline Gouriou

Thời lượng: 10 phút

Mô tả: Untitled là một cuộc đối thoại về nhiều điều khác nhau.


Elisa Diaferia và Juri Simoncini

Thời lượng: 10-15 phút

Mô tả: Soundtrack for BONYLAB là một tuyển tập tám bản nhạc gốc mang phong cách opera, được sáng tác cho bộ phim giả tưởng BONYLAB năm 2024. Một trích đoạn của album sẽ được giới thiệu trong buổi nghe thử, kèm theo hình ảnh chưa từng công bố.


Thuỷ Tiên Nguyễn 

Thời lượng: 10-15 phút

Mô tả: Một buổi bói bài tarot trực tuyến cùng khách mời đặc biệt, kết hợp với những bản nhạc phù hợp với không khí trải nghiệm.


[CHÚ THÍCH]


Ludvig Wilén và Arnaud Ferron

Mô tả: The Carriage Horse là một kịch bản xoay quanh một cốt truyện chưa được tiết lộ, mang đến một mô tả vô tận về một cảnh quay duy nhất, dần dần mở ra thành một sự hỗn loạn khó lý giải.



 


VỀ CÁC NGHỆ SĨ


Elisa Diaferia và Juri Simoncini là một cặp nghệ sĩ có thực hành trải dài từ điêu khắc, vẽ tới các hình thức nghệ thuật dựa trên thời gian. Họ sử dụng phương pháp nghiên cứu mang tính tiêm nhiễm như một công cụ cho sự tưởng tượng và suy đoán, tìm hiểu lý thuyết của hiện tượng xây dựng thế giới và kể chuyện.

Arnaud Ferron sinh ra tại Paris và hiện đang sống ở Frankfurt.

Coline Gouriou làm việc với vật thể và chữ viết. Cô hiện đang thực hiện một dự án hợp tác cùng Maya Lorieux.

Etienne Le Coquil kết hợp điêu khắc, nhiếp ảnh và video, tạo nên những tình huống gợi lên cảm giác xa lạ chung, dẫn đến sự tự vấn nội tâm.

Augustine Paredes là một nghệ sĩ đa phương tiện, đặt câu hỏi về ý nghĩa của khát khao trong bối cảnh di cư, bản sắc và hoài niệm.

Aerin Hong nghiên cứu những thôi thúc tâm lý liên quan đến các chủ đề như cái đẹp, tính nữ, kỷ luật, chủ nghĩa phương Tây và kịch tính.

Thuỷ Tiên Nguyễn khám phá sự biến dạng của ký ức cá nhân và tập thể, đặc biệt nhấn mạnh vào khái niệm về nhà và quê hương. Cô làm việc với điêu khắc, sắp đặt, nhiếp ảnh và các tình huống nghệ thuật, thường mang dấu ấn của sự vụng về có chủ đích và những sự kiện tình cờ.

Emmilou Roessling làm việc với điêu khắc, biên đạo múa và văn bản.

Farhanaz Rupaidha là một nghệ sĩ Indonesia. Trong quá trình sáng tạo, cô khám phá nhiều phương tiện kỹ thuật số như video sắp đặt, lập trình sáng tạo và trò chơi, với các chủ đề liên quan đến môi trường và đời sống xã hội.

Imaan Sattar thực hành nghệ thuật thông qua sự bền bỉ trong nhiều phương tiện, một phương thức bắt nguồn từ sự hợp tác song hành cùng Yuxiu Xiong. Tìm hiểu thêm tại anthrotubes.cargo.site.

Eden Sebban là một nghệ sĩ có thực hành trải dài giữa vẽ, viết và điêu khắc.

Moritz Tontsch nghiên cứu logic của các hệ thống và những sai số từ đó.

Ludvig Wilén hiện đang sống và làm việc tại Frankfurt am Main.

Chengyu Wu là một nghệ sĩ Trung Quốc làm việc với nhiều phương tiện khác nhau, bao gồm tranh trên giấy, sắp đặt, viết, âm thanh, v.v. Thực hành của cô được thúc đẩy bởi trải nghiệm cá nhân và những suy tưởng triết học.

Hangping Yang chủ yếu sáng tác về điêu khắc và sắp đặt, trong đó anh trình bày tính trực tiếp của cảnh quan sản xuất.

Yu Yang thực hành nghệ thuật qua điêu khắc, hình ảnh động và trình diễn, sử dụng cách tiếp cận tường thuật phi tập trung để tháo dỡ những ý nghĩa cố định.

Chương trình khác

IMG_0242_edited.jpg
Global Fellowship
Bảy nổi ba chìm – Seven up Three down
05 Apr - 25 May 2025
IMG_0242_edited.jpg
Lưu trú
peace is a white room
09.11 - 20.12.2024
IMG_0242_edited.jpg
Travel Workshop
VAC Travel Workshop 1.0 - Hồng Kông
Tháng 3, 2024
IMG_0242_edited.jpg
Residency
Open Studio: Spring Snow
22 Mar 2025 -20 Apr 2025
IMG_0242_edited.jpg
Lưu trú
phòng giặt, là
02.11.2024
IMG_0242_edited.jpg
Chương trình cộng đồng
VAC Roundtable: Hanoi, What's going on?
26.01.2024
IMG_0242_edited.jpg
Co-Lab
Tearoom Relay Colloquial
10.03.2025 - 11.03.2025
IMG_0242_edited.jpg
Lưu trú
Tour Nghệ Thuật với Trịnh Cẩm Nhi
03.08.2024
IMG_0242_edited.jpg
Co-Lab
Hình thái tương quan giữa Nghệ sĩ, Phòng tranh và Kinh viện
05.01.2024
IMG_0242_edited.jpg
Chương trình cộng đồng
Sự khởi đầu mới: VAC Thượng Hải
08.12.2024 - 05.01.2025
IMG_0242_edited.jpg
Lưu trú
Mở xưởng: Đêm Trắng của Trịnh Cẩm Nhi tại VAC Hà Nội
06.07 - 18.08.2024
IMG_0242_edited.jpg
Co-Lab
Hà Nội Ad Hoc: Grid
17.11 - 31.12.2023
bottom of page